Chuyện nhỏ như giấy vệ sinh vứt ở đâu tưởng vớ vẩn, thế nhưng tại mỗi quốc gia, “phong tục tập quán” cũng khác nhau lắm. Nếu không “nghiên cứu” kỹ cả cái “khoản” này, có ngày bạn chỉ biết… ngồi “trong đó” mà khóc thôi.
Trên một trang web về du lịch thế giới, người ta đã hướng dẫn bạn cách sử dụng giấy toilet ở từng quốc gia khác nhau. Đây là thông tin cực kì hữu ích cho những tín đồ thích “ngao du thiên hạ”. Hành động tưởng chừng đơn giản và nhỏ bé này thực tế không hề giống nhau ở mỗi quốc gia. Có nơi người ta cho phép bạn xả giấy vệ sinh sau khi dùng xong xuống bồn cầu nhưng nhiều nơi lại không như vậy. Biết được phong tục ở mỗi đất nước mình sắp đến sẽ giúp chuyến du lịch trọn vẹn hơn và không bị coi là… kẻ ngớ ngẩn.
Argentina
Argentina là một điểm đến rất rộng lớn. Một số khu vực cực kỳ hiện đại trong khi những khu vực khác lại vẫn rất quê mùa, cổ hủ. Nếu đến thăm vùng Buenos Aires, du khách có thể xả giấy vệ sinh xuống bồn cầu khi đang ở trong một khách sạn hiện đại theo phong cách châu Âu. Nhưng nếu đi chơi ở những địa điểm ngoài khách sạn, người dân thường vứt giấy vệ sinh trong một thùng rác đặt ngay trong phòng tắm. Đừng có dại… tiện tay mà có ngày bị giữ lại thông tắc bồn cầu.
Australia
Những du khách đến từ Mỹ và Tây Âu sẽ rất hài lòng khi biết mình có quyền vứt giấy vệ sinh vào bồn xả toilet sau khi đi vệ sinh xong. Áp suất nước và ống nước từ bồn vệ sinh đủ mạnh để xả hết đống giấy vệ sinh bạn đã dùng, giống hệt như thiết kế ở các nước châu Âu, tạo cho khách du lịch từ những đất nước này cảm thấy hài lòng như ở nhà.
Bahamas
Một điều quan trọng cần biết trước khi đi du lịch ở Bahamas là các nhà vệ sinh thường không có sẵn giấy toilet. Đây là điều khá phổ biến. Vì thế, du khách cần… mang sẵn giấy vệ sinh theo người khi đi thăm Bahamas để có thể dùng đến bất cứ khi nào. Ở nhiều đất nước thiếu giấy vệ sinh hoặc không dùng giấy vệ sinh, người ta ít khi cho phép xả giấy vệ sinh riêng của mình xuống toilet. Ở Bahamas, du khách nên để ý các biển chỉ dẫn trong nhà vệ sinh để biết được thông tin liệu toilet đó có cho phép xả giấy hay phải vứt giấy vào sọt rác, nhất là đối với các toilet công cộng.
Ethiopia
Người dân ở đây không dùng giấy vệ sinh, họ thường dùng… tay để rửa sau khi đi toilet. Vì lý do đó, khách du lịch nên mang giấy vệ sinh bên mình phòng trừ nhu cầu bất chợt. Các nhà vệ sinh ở Ethiopia không được trang bị chức năng xử lý giấy vệ sinh vì việc sử dụng giấy không phổ biến. Khách du lịch có thể tìm thùng rác để ném giấy vệ sinh vào nhưng khá bất tiện vì các thùng rác thường không ở ngay trong nhà vệ sinh.
Hy Lạp
Đây là điểm đến phổ biến ở châu Âu, nơi du khách có thể không thích thú cho lắm với việc phải vứt giấy ở thùng rác chứ không được xả trong toilet. Hệ thống cống rãnh ở Hy Lạp cũ và không thể xử lý giấy vệ sinh nhưng rất may là thùng rác luôn nằm trong phòng vệ sinh.
Indonesia
Giống như Ethiopia, người Indonesia thường không dùng giấy vệ sinh mà dùng tay và nước để lau rửa. Du khách có thể đem theo giấy vệ sinh của riêng mình, tìm một thùng rác và ném vào. Nếu không tìm thấy thùng rác, bạn có thể mang theo và đốt ở một vị trí thích hợp. Còn nếu đã “nhập gia tùy tục” thì… khỏi bàn.
Ireland
Ở đây, khách du lịch hoàn toàn có quyền xả giấy toilet xuống bồn vệ sinh, nhưng cũng nên lưu ý ở một số nơi đặc biệt, khi khu vực đó gặp vấn đề về đường cống rãnh, người ta sẽ ghi bảng và dán dấu hiệu cảnh báo hệ thống ống nước cũ. Đối mặt với sự cũ kỹ này, du khách lại phải chăm chú tìm thùng rác để… phi tang sản phẩm vừa dùng.
Maldives
Đây là điểm đến khá nổi tiếng trong những năm gần đây. Du lịch phát triển đồng nghĩa với những tiện nghi hiện đại, những khách sạn và nhà vệ sinh hiện đại phù hợp với khách du lịch châu Âu. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều địa điểm… không có giấy vệ sinh cũng như không được phép vứt giấy xuống bồn cầu. Thôi thì, linh hoạt theo hoàn cảnh chứ biết làm sao.
St Kitts và Nevis
Phần lớn ở quần đảo Caribe, bao gồm cả St. Kitts và Nevis, hệ thống cống rãnh thường khá cũ, dễ tắc nên không được vứt giấy vệ sinh xuống toilet. Nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Ở một số khách sạn cao cấp, khi hệ thống cống rãnh được nâng cấp và thiết kế theo kiểu châu Âu, bạn vẫn được vứt giấy trong bồn xả. Cần chú ý thật kĩ các biển báo nếu bạn không chắc chắn về vấn đề này.
Chuyện tưởng nhỏ hóa ra cũng rắc rối phết đấy. Còn tại Việt Nam thì sao, chúng ta cũng khá linh hoạt trong mọi hoàn cảnh mà, thế nên người Việt chắc sẽ thích nghi được với mọi tình huống nêu trên ở mỗi quốc gia.
Giấy Arosa là nơi chuyên cung cấp giấy vệ sinh chuyên dụng, và các loại khăn giấy cho nhà hàng, công ty, khách sạn,… tại Việt Nam. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đặt hàng tại đây sẽ nhận được sản phẩm chính hãng, hàng chuẩn với giá tốt nhất. Để đặt hàng bạn có thể liên hệ theo các cách sau:
vui lòng truy cập website: giayhanoi.com
hoặc liên hệ hotline 0913.054.688 để được tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MAI MỸ ANH
– Vpdd: số 1 ngõ 296/29 đường Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội
– Nhà máy sản xuất: KCN Tân Quang – Văn Lâm – Hưng Yên.
– Sđt: 0221.379.1971 – 024.3644459
– Hotline: 0913054688 – 0912869269 – 0916179066.
– Email: khangiayhanoi@gmail.com